Quy trình công nghệ:
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
Hệ thống xử lý sẽ hoạt động trong 24h. Quy trình xử lý nước thải được cụ thể như sau.
v Bể thu gom:
Nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại được thu gom.
Nước thải được bơm chìm bơm sang bể điều hòa (trong bể thu gom có thiết bị lược rác để loại bỏ rác có kích thước lớn ra khỏi nước thải để tránh tắc nghẽn cho các công trình phía sau).
v Bể điều hòa:
Nước thải từ bể gom sẽ được bơm sang bể điều hòa. Bể điều hòa nhằm cân bằng nồng độ và ổn định lưu lượng nước thải cho các công trình xử lý tiếp theo, đồng thời giảm thiểu đáng kể tình trạng sốc vi sinh do chuyển môi trường đột ngột.
Để tránh lắng cặn và phân hủy yếm khí gây nên mùi hôi, bể điều hòa được thổi khí trong bể qua máy thổi khí và hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể.
Hiệu quả xử lý :
Tính chất nước thải sau khi qua quá trình xử lý cơ học (tách rác > bể tách dầu mỡ và thu gom > điều hòa) , Các chỉ tiêu BOD5, COD, N, P …. giảm từ 10 % – 15 % .
v Bể vi sinh thiếu khí Anoxic:
Nước thải sau khi được điều hòa sẽ được bơm với lưu lượng ổn định qua bể Anoxic. Tại đây có bố trí máy khuấy chìm cơ khí có nhiệm vụ khuấy trộn dòng nước thải đầu vào với dòng nước thải tuần hoàn từ bể sinh học aerotank tạo môi trường yếm khí để quá trình khử nitrat ( NO3- ) thành nito tự do từ đó giảm hàm lượng nito trong nước thải. Quá trình chuyển hóa khử nitrat như sau:
2 NO3− + 10 e− + 12 H+ → N2 + 6 H2O
Ngoài ra, bể anoxic còn là công trình đơn vị chuyển hóa Photpho với hiệu quả khá cao nhờ hệ vi sinh hấp thu nguồn P trong nước thải để xây dựng tế bào và phát triển. Lượng P trong nước thải được loại bỏ bằng cách thải bỏ bùn trong bể lắng theo định kỳ. Tiếp tục nước thải sẽ tự chảy qua bể sinh học hiếu khí MBBR.
v Bể vi sinh hiếu khí MBBR:
Bể MBBR là bể sinh học hiếu khí có bổ sung giá thể để vi sinh bám dính nhằm làm tăng nồng độ bùn hoạt tính và khả năng xử lý của hệ thống khi có yêu cầu nâng cấp công suất xử lý và nguồn nước đầu vào hệ thống xử lý có biến đổi theo chiều hướng gia tăng nồng độ ô nhiễm.
Bể xử lý sinh học hiếu khí MBBR có chế độ hoạt động liên tục, xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí bám dính trên các giá thể di động bên trong bể.
Oxy (không khí) được cung cấp bằng các máy thổi khí phân tán vào nước với kích thước bọt khí nhỏ. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý.
Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ MLSS trong khoảng 2.000 – 3.000 mg/l. Tại cuối bể có bố trí một bơm hồi lưu về bể anoxic để khử nitrat. Lượng bùn vi sinh bị hao hụt sẽ được bổ sung trở lại từ bể để bảo đảm nồng độ bùn nhất định trong bể.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%. Cơ chế quá trình chuyển hóa chất hữu cơ (chất gây ô nhiễm) thành chất vô cơ (chất không gây ô nhiễm). Dòng nước tiếp tục chảy qua bể lắng sinh học.
v Bể lắng:
Nước từ bể MBBR đi vào bể lắng sau đó được phân phối bằng ống trung tâm. Ống trung tâm có nhiệm vụ phân phối và hướng dòng nước thải có các bông bùn vi sinh đi từ dưới lên trên. Dưới tác động của trọng lực các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể và được bơm bùn tuần hoàn bơm về bể thiếu khí và bể MBBR. Phần nước trong sẽ được thu bằng máng răng cưa sau đó chảy về bể trung gian.
v Bể trung gian:
Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước cho hệ lọc áp lực. Nước sau khi lắng vẫn còn một lượng cặn nhỏ li ti sẽ được bơm áp cao bơm qua cột lọc áp lực.
Cột lọc áp lực sẽ bao gồm cột lọc cặn và cột lọc than hoạt tính, có nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn lượng cặn bẩn còn lại trong nước thải, hấp thụ kim loại nặng. Cột lọc sẽ được vệ sinh rửa lọc theo định kỳ.
Nước sau khi qua cột lọc về cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn xả thải sau đó sẽ chảy về bể khử trùng.
v Bể khử trùng:
Tại bể khử trùng. Dung dịch chlorine được bơm định lượng đưa vào bể để khử trùng nước thải. Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hoá màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng. Nước sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT